PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS TOÀN THẮNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN GIA LỘC

TRƯỜNG THCS TOÀN THẮNG

Số:     /KH- THCSTTh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

------------

Toàn Thắng, ngày 11 tháng 8 năm 2014

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2010-2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

 

          Trường THCS Toàn Thắng ngày nay, trước kia là trường Phổ thông cấp II xã Toàn Thắng được thành lập từ tháng 9 năm 1966 theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lộc.

           Năm học đầu tiên có 3 lớp (5, 6, 7) gần 94 học sinh. Do cô giáo Cao Thị Hồng Ngoạn  làm Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường. Mặc dù lúc đầu còn phải học nhờ, học tạm nhà dân nhưng các lớp 5, 6, 7 đã được khai giảng đúng ngày do Bộ Giáo dục quy định.

          Trường Phổ thông cấp II Toàn Thắng được thành lập không chỉ thu hút số học sinh ở xã mình mà còn thu hút một số học sinh của xã bạn như: Hồng Hưng, Đoàn Thượng và Lê Lợi…

          Trải qua 44 năm xây dựng và trưởng thành, đã có bao thế hệ thầy cô giáo - những "Kỹ sư tâm hồn "- với lòng say mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, bằng tâm huyết của mình đã tích cực đóng góp trí tuệ, công sức để xây dựng nhà trường thành đơn vị có nhiều thành tích và truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp “ trồng người”. Từ mái trường này, đã có biết bao học sinh đã tốt nghiệp ra trường đi vào cuộc sống hoặc tiếp tục học lên ở các bậc học cao hơn, họ đã trưởng thành và có mặt trên khắp mọi miền đất nước, tham gia công tác trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đem sức lực, tài năng cống hiến cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có những học sinh đã anh dũng chiến đấu hy sinh, đóng góp máu xương của mình, tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, của quê hương Toàn Thắng giàu đẹp, anh hùng, được công nhận xã Anh hùng. Cùng với những bước phát triển mới của địa phương, ngành Giáo dục Toàn Thắng nói chung, trường THCS Toàn Thắng nói riêng đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành Giáo dục của huyện, của tỉnh.

          Từ ngày thành lập đến nay, nhà trường đã từng bước hoàn thiện về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ nhà giáo ngày càng được nâng cao, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được chú trọng, thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập bậc THCS cho học sinh trên toàn địa bàn xã Toàn Thắng.

        Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đã được nhà trường đặc biệt chú ý. Ngoài sự hỗ trợ của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương,  UBND huyện Gia Lộc, Hội cha mẹ học sinh; bằng sự cố gắng nỗ lực, huy động mọi nguồn vốn, tiết kiệm mọi nguồn kinh phí, đến nay nhà trường đã xây dựng được 8 phòng học kiên cố cao tầng, 4 mặt tường rào, cổng trường, biển trường. Nhà trường đã có 2 phòng học bộ môn gồm: Phòng Hóa sinh, phòng vi tính. Nhà trường đã xây dựng được thư viện đạt chuẩn. trường bố trí 4 máy vi tính kết nối Internet đường truyền tốc độ cao để phục vụ quản lý và giáo viên truy cập thông tin.

           Cơ sở vật chất này cùng với cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp đã tạo điều kiện để nhà trường thực hiện thành công nhiệm vụ đào tạo, đồng thời đáp ứng những nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới.

           Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động, phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.

          I. Tình hình nhà trường:

          1. Môi trường bên trong.

          1.1 Điểm mạnh:

          * Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ( CBGV, NV).

          Hiện nay, nhà trường có 25 CBGV, NV, trong đó CBQL: 2, giáo viên: 19, nhân viên: 4.

          CBQL nhà trường nhiệt tình, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có uy tín trước học sinh, đồng nghiệp, cán bộ và nhân dân địa phương.

          Đội ngũ giáo viên của nhà trường nhìn chung: Trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng. 100% CBGV, NV có trình độ đạt chuẩn, 64% có trình độ trên chuẩn. Hàng năm, trên 80% CBGV, NV nhà trường đạt danh hiệu thi đua từ LĐTT trở lên, trong đó 20% đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở.

          * Chất lượng học sinh:

          - Chất lượng đại trà:

Năm học

Hạnh kiểm

Học Lực

Tốt(%)

Khá(%)

TB(%)

Yếu(%)

Giỏi(%)

Khá(%)

TB(%)

Yếu(%)

2009-2010

58.2

31

8.2

2.6

12.3

50.7

34.1

2.6

2010-2011

60

28.9

8.3

2.8

13.4

55.4

28.4

2.8

2011-2012

53.7

31.5

10

4.8

7.6

56.8

32.2

3.4

2012-2013

57.5

30.7

8.5

3.3

15.2

49.5

33.2

2.1

2013-2014

39.8

41.4

16.7

2.1

10.2

41.4

46.5

1.6

2014-2015

45.2

39.1

12.9

2.8

10.5

42.7

42.2

4.6

 

          - Thi vào THPT: Kết quả thi vào THPT ngày càng tiến bộ năm học 2013-2014 đạt 65.6% số học sinh vào công lập.

          - Chất lượng HSG: Chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi luôn được nhà trường quan tâm nhiều năm liền nhà trường đạt kết quả cao trong kì thi HSG huyện, nhiều năm có học sinh giỏi tỉnh (môn Lịch sử, môn Sinh học).

          * Về cơ sở vật chất:

          Hiện nay, diện tích khuôn viên trường là 5794 m2, có hệ thống tường bao cách biệt với khu dân cư, có cổng trư­ờng, biển trường, sân chơi, bãi tập, cảnh quan xanh- sạch- đẹp, bước đầu đáp ứng các yêu cầu học tập, các hoạt động vui chơi, giải trí của học sinh .

          Trường có 8 phòng học kiên cố cao tầng, 2 phòng học bộ môn và có trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học theo tinh thần đổi mới nội dung phương pháp dạy học ( Trường đã có 4 máy chiếu đa năng, , 7 máy vi tính phục vụ cho quản lý và giảng dạy).

          Thư viện nhà trường đạt chuẩn năm 2006, với trên 4 nghìn đầu sách đảm bảo yêu cầu học tập và nghiên cứu của thầy - trò nhà trường.

                  1.2. Hạn chế:

          * Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

          - Điều kiện về nguồn lực chưa thật đảm bảo cho mọi hoạt động nhất là hoạt động chuyên môn.

          - Đánh giá giáo viên nhiều khi còn mang tính động viên khuyến khích, chưa thật kiên quyết trong công tác phê bình.

          - Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên việc kiểm tra chuyên môn đối với bộ môn này còn gặp khó khăn.

          * Đội ngũ CBGV, NV:

          - Hàng năm do có sự thay đổi thường xuyên nên một số ít đồng chí còn chưa quen với các nền nếp chuyên môn của trường, của tổ.

          - Một số ít giáo viên do tuổi tác, việc tiếp cận với công nghệ thông tin còn hạn chế.

          * Chất lượng học sinh:

          - HSG cấp huyện, tỉnh chưa có nhiều giải cao.

          - Do ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường nên một bộ phận học sinh mải chơi, lười học phần nào ảnh hưởng đến kết quả học lực và hạnh kiểm.

          * Cơ sở vật chất:

          CSVC nhà trường còn thiếu thốn nên đã ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

          2. Môi trường bên ngoài.

          2.1. Cơ hội.

          - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành, lãnh đạo địa phương, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể địa phương, với Hội cha mẹ học sinh.

          - Toàn Thắng là địa phương có truyền thống hiếu học, công tác khuyến học, khuyến tài ở địa phương đã và đang phát triển mạnh và có những tác động tích cực đến phong trào giáo dục.

          2.2. Thách thức.

          - Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng  yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học.

           - CSVC phục vụ cho các hoạt động vui chơi giải trí, TDTT tại nhà trường còn hạn chế.

          - Một số ít đồng chí GV còn chậm trong vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy.

          - Tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên đã và đang xuống cấp, trên địa bàn xã lại có nhiều dịch vụ trò chơi thu hút các em học sinh dẫn đến 1 số em học sinh thiếu tự chủ sa vào con đường ham chơi, lười học.

          - Một số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa nên việc chăm sóc con cái cũng hạn chế.

          - Một số ít phụ huynh chưa phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con em.

          3. Các vấn đề chiến lược.

          - Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Trước mắt tập trung bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu kém, phấn đấu giữ vững vị trí ở tốp đầu của huyện về chất lượng.

          - Nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV, NV cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong tình hình mới.

          - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác.

          - Tiếp tục đổi mới quản lý trong đó coi trọng vấn đề chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

          - Xây dựng văn hoá nhà trường, đẩy mạnh phong trào thi đua “ Xây dựng trường thọc thân thiện, học sinh tích cực”.

          II. Định hướng chiến lược.

          1. Sứ mạng.

          - Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

          2. Giá trị cơ bản

          - Tinh thần đoàn kết.

          - Khát vọng vươn lên.

          - Tinh thần trách nhiệm.

          - Tính sáng tạo.

          - Tính trung thực.

          - Lòng tự trọng.

          - Tình nhân ái.

          - Sự hợp tác.

          3. Tầm nhìn.

          Là một trong những trường có có bề dầy truyền thống mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng nâng cao chất lượng, danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, tiến tới tiên tiến xuất sắc.

          III. Mục tiêu chiến lược.

          1. Mục tiêu tổng quát.

          Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

          Phấn đấu đến năm 2020, trường THCS Toàn Thắng được xếp hạng trong tốp 150 trường THCS chất lượng của tỉnh Hải Dương .

          2. Mục tiêu cụ thể.

          Đến năm học 2018-2019, trường THCS Toàn Thắng hoàn thành kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông.

          Đến năm 2018, trường THCS Toàn Thắng đề nghị công nhận chuẩn quốc gia giai đoạn 1( 2015-2020) và từng bước xây dựng  trường có chất lượng của huyện Gia Lộc.

          Đến năm 2020, Trường THCS Toàn Thắng phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

          + Chất lượng giáo dục tiếp tục được khẳng định.

          + Thương hiệu nhà trường được nâng cao.

          + Đạt Trường chuẩn quốc gia mức độ 1.

          3. Chỉ tiêu.

          3.1.Đội ngũ CBGV, NV.

          - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi đạt 90 % trở lên.

          - 100% CBGV, NV sử dụng thành thạo máy tính và sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và trong quản lý. 100% GV thiết kế và sử dụng có hiệu quả giáo án điện tử.

          - 100% GV đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức độ xuất sắc và khá. Trong đó xuất sắc đạt 60% trở lên.

          - Hiệu trưởng nhà trường đạt Chuẩn hiệu trưởng ở mức xuất sắc.

          - Đến năm 2020 có 85 % CBGV, NV có trình độ trên chuẩn.

          3.2. Học sinh.

          - Quy mô: Từ 10 đến 12 lớp với khoảng 380 đến 415 học sinh.

          - Chất lượng học tập:

          + Giỏi: 10 %-> 20 %.

          + Khá: 43%-> 45%

          + Yếu: Không quá 2%.

          + Không có HS kém.

          + Tốt nghiệp THCS đạt 98% -> 100%.

          + Thi đỗ vào THPT hệ công lập đạt từ 50 % trở lên.

          + Thi HSG: Cấp huyện có trên 50% số học sinh tham gia dự thi đạt giải. Cấp tỉnh có trên 50% số học sinh tham gia dự thi đạt giải.

          - Chất lượng đạo đức, kĩ năng sống.

          + Hạnh kiểm khá, tốt đạt 90% trở lên, trong đó loại tốt đạt 60% trở lên. Không có học sinh xếp hạnh kiểm loại yếu.

          + Học sinh được trang bị các kĩ năng sống cơ bản, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tự nguyện.

          3.3. Cơ sở vật chất.

          - Xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn quốc gia.

          - Tu sửa, nâng cấp khu phòng học hai tầng, thay một số bàn ghế theo quy định chuẩn của Bộ.

          - Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí Xanh- Sạch - Đẹp – An toàn.

          4. Phương châm hành động.

          Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường.

          IV. Các giải pháp chiến lược.

          1. Giải pháp chung.

          - Tuyên truyền trong CBGV, NV, học sinh , Hội CMHS, cán bộ và nhân dân xã Đức Xương về nội dung Kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của toàn thể CBGV, NV trong trường.

          - Xây dựng khối đoàn kết nhất trí cùng nhau cộng đồng trách nhiệm, hoàn thành thắng lợi mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

          - Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu trên.

          - Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục.

          2. Giải pháp cụ thể.

          2.1 Thể chế và chính sách.

          - Xây dựng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân, tăng cường hợp tác với bên ngoài.

          - Hoàn thiện hệ thống các nội quy, quy định về mọi hoạt động trong nhà trường mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.

          2.2. Tổ chức bộ máy.

          - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công đội ngũ một cách hợp lý nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của từng CBGV, NV trong nhà trường.

          - Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các bộ phận các tổ chuyên môn trong trường.

          2.3. Bồi dưỡng đội ngũ.

          - Xây dựng đội ngũ CBGV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, luôn hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

          - Có kế hoạch bồi dưỡng tại chỗ thông qua việc chỉ đạo có hiệu quả các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn.

          - Đánh giá chất lượng đội ngũ thường xuyên, chính xác trên cơ sở đó có động viên khen thưởng kịp thời những CBGV, NV có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ phát triển nhà trường.

          - Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, giáo viên có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ chủ chốt trong nhà trường.

          - Đẩy mạnh các phong trào thi đua và tạo môi trường làm việc tốt nhất để mỗi CBGV, NV đều phấn khởi, tự tin, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

          2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục.

          - Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

          - Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh; đổi mới các hoạt động giáo dục NGLL, giáo dục tập thể nhằm góp phần giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh.

          - Thực hiện tốt phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

          - Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

          2.5. Cơ sở vật chất.

          - Làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, thực hiện có hiệu quả phong trào xã hội hoá giáo dục nhằm huy động được nhiều nguồn lực để nâng cấp tu sửa cơ sở vật chất hiện có, bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại, tài liệu, sách tham khảo để giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập.

          - Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng nhà tập đa năng cho học sinh.

          2.6. Kế hoạch- tài chính.

          - Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường, tổ chuyên môn, các bộ phận.

          - Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.

          - Tham mưu với Hội CMHS, làm tốt công tác tuyên truyền vận động để tăng cường sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội và các nhà hảo tâm.

          2.7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu.

          - Khai thác có hiệu quả trang website của trường, cung cấp các thông tin về các hoạt động giáo dục của trường trên các phương tiện truyền thông.

          - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội với nhà trường với đội ngũ CBGV, NV.

          - Phát huy truyền thống nhà trường, khơi dậy niềm tự hào, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc góp phần xây dựng củng cố thương hiệu nhà trường.

          V. Đề xuất tổ chức thực hiện.

          1. Phổ biến Kế hoạch chiến lược.

          Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể CBGV, NV, học sinh nhà trường, cơ quan chủ quản, Hội CMHS, cán bộ nhân dân địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc quan tâm đến nhà trường.

          2. Tổ chức: Thành lập ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược. Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch trong từng giai đoạn sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường.

          3. Lộ trình thực hiện Kế hoạch.

          - Giai đoạn 1: Từ năm 2010 đến 2012: Phấn đấu đạt chuẩn về chất lượng giáo dục; tu sửa, nâng cấp CSVC hiện có.

          - Giai đoạn 2: Từ năm 2012 đến năm 2015: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng cơ bản theo hướng chuẩn quốc gia .

          - Giai đoạn 3: từ năm 2015 đến năm 2020:Phấn đấu trường được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1.

          4. Vai trò của các bên tham gia:

          - Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng CBGV, NV nhà trường; thành lập ban kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong từng năm học, từng giai đoạn. Cụ thể như sau:

          + Xây dựng kế hoạch và phê duyệt lộ trình thực hiện kế hoạch chung của toàn trường.

          + Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình có liên quan đến nhà trường, liên quan đến việc thực hiện Kế hoạch chiến lược.

          + Tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn phát triển của nhà trường từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đồng thời quyết định những điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện.

          - Phó Hiệu trưởng: Giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm những phần việc cụ thể theo sự phân công của Hiệu trưởng; kiểm tra, đánh giá kết quả, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu của kế hoạch.

          - Tổ trưởng chuyên môn:

          + Xây dựng kế hoạch thực hiện của tổ theo từng năm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ.

          + Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên và của cả tổ; tìm hiểu nguyên nhân của kết quả và hạn chế từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho năm học hoặc giai đoạn tiếp theo, đề xuất những giải pháp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch của tổ.

          + Xây dựng các dự án phát triển của tổ góp phần thực hiện các dự án phát triển của nhà trường.

          - Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

          Căn cứ Kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch công tác của cá nhân theo từng năm, từng tháng, từng tuần. Báo cáo kết quả thực hiện với tổ chuyên môn, nhà trường, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch.

          - Học sinh của nhà trường.

          Tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục để đáp ứng tốt các yêu cầu xã hội sau khi tốt nghiệp THCS.

          - Hội cha mẹ học sinh.

          + Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

          + Hỗ trợ tài chính, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

          - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

          + Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường.

          + Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

          5. Kiến nghị với các cơ quan hữu trách.

          - Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lộc:

          + Phê duyệt và tạo điều kiện tốt cho nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch.

          + Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, giúp nhà trường về công tác tham mưu với UBND huyện để được ưu tiên về mặt tài chính, nhân lực nhằm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

          - Đối với chính quyền địa phương và UBND huyện Gia Lộc.

          Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng CSVC nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

 

                                                                 HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                           

 

 

                                                                   Nguyễn Thị Hoài


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn thân mến! Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, mọi người Việt Nam lại nhớ về Đảng, Bác Hồ kính yêu – Người đã đem lại cho dân tộc Việt Nam một mùa xuân ... Cập nhật lúc : 9 giờ 13 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Một mùa xuân mới lại về, một cái Tết cổ truyền dân tộc lại đến trên khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam! Với mong muốn gắn kết các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các em học sinh hòa vào không ... Cập nhật lúc : 9 giờ 1 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Chiến tranh đã lùi xa, tất cả chúng ta giờ đây được sống trong một xã hội hòa bình, văn minh, hiện đại. Nhưng mỗi khi nhắc đến nó thì những người lính một thời từng tham gia trên chiến trườn ... Cập nhật lúc : 9 giờ 44 phút - Ngày 22 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Giải Cờ vua trường THCS Toàn Thắng! Gải Cờ vua được tổ chức giúp cho các em học sinh có thêm trải nghiệm, kinh nghiệm thi đấu. Giúp các em luôn tự tin và vững vàng hơn trên con đường học tậ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 51 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 23/11/2023 trường THCS Toàn Thắng tổ chức cuộc thi "Rung chuông vàng - Tiếng anh". Qua cuộc thi, các em đã được thể hiện những hiểu biết kiến thức qua câu hỏi Tiếng anh thú vị và bổ ích ... Cập nhật lúc : 8 giờ 1 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Trường THCS Toàn Thắng tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11! Một ngày thật ý nghĩa! Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiệt huyết trong sự nghiệp giáo dục! ... Cập nhật lúc : 9 giờ 51 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Đến hẹn lại lên Hội thi "Giai điệu tuổi hồng chào mừng này nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành truyền thống không thể thiếu của thầy và trò trường THCS Toàn Thắng. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 7 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 11/11/2023 Trường THCS Toàn Thắng vinh dự đón các thầy cô về tham dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp THCS huyện Gia Lộc năm học 2023 - 2024! ... Cập nhật lúc : 7 giờ 50 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
“Thầy cô” hai tiếng thân thương gợi về hình bóng những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi con người. Và thầy cô cũng là người đưa đò cần mẫn, tận tụy, không quản gió mư ... Cập nhật lúc : 9 giờ 52 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
CHÚC MỪNG CÔ GIÁO VŨ THỊ THU HIỀN HOÀN THÀNH XUẤT SẮC PHẦN THỰC HÀNH THI GIẢNG TRONG HỘI THI GVG THCS HUYỆN GIA LỘC NĂM HỌC 2023-2024! Tham dự Hội thi Giáo viên dạy giỏi năm học 2023-2024 d ... Cập nhật lúc : 8 giờ 50 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819