PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS TOÀN THẮNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

Sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, hình thức sinh hoạt chuyên môn theo kiểu dự giờ được thực hiện thường xuyên nhằm nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên.

Trong sinh hoạt chuyên môn truyền thống, hình thức này được tổ chức theo một quy trình tương đối thống nhất: Nhà trường (Tổ chuyên môn) phân công giáo viên dạy - giảng dạy trên lớp - họp rút kinh nghiệm - xếp loại tiết dạy. Cách tổ chức như vậy chưa thu hút sự tham gia tích cực của giáo viên.

Nguyên nhân cơ bản là do cán bộ quản lý và giáo viên chưa xác định đúng mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn. – Quan niệm rắng việc tổ chức dự giờ - rút kinh nghiệm - sau đó đánh giá tiết dạy, thống nhất phương pháp, quy trình dạy học và đánh giá xếp loại giáo viên là vấn đề cốt lõi của sinh hoạt chuyên môn.

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục nói chung và trường THCS Toàn Thắng nói riêng luôn luôn tích cực đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng mới - Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Qua đó, đã góp phần thúc đẩy sự học hỏi, sáng tạo của mỗi giáo viên cũng như hiểu hơn về học sinh của mình qua các tiết dạy. Quan tâm nhiều hơn tới người học. Từ đó, tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất tới từng đối tượng học sinh.

Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống

và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

 

 

Sinh hoạt chuyên môn truyền thống

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

1. Mục đích

- Tập trung vào việc đánh giá, xếp loại tiết dạy theo các tiêu chí đã quy định;

- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV thực hiện nhằm nâng cao kỹ năng dạy học. Bài dạy minh họa được coi là bài dạy mẫu;

- Tập trung chủ yếu vào việc dạy, ít quan tâm đến việc học của HS. Vì vậy, những HS gặp khó khăn trong học tập không được GV giúp đỡ kịp thời.

- Không thực hiện đánh giá xếp loại giờ dạy theo các tiêu chí đã quy định.

- Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, phát huy khả năng sáng tạo của mình, kết nối lí thuyết với thực hành, ..

- Đảm bảo tất cả HS tham gia quá trình học tập, đồng thời nâng cao chất lượng học tập của từng HS

 

2. Thiết kế bài dạy minh họa

- Bài dạy minh họa được thiết kế theo nội dung các chuyên đề được xác định trong KH năm học của Tổ hoặc theo yêu cầu của trường.

- Bài dạy minh họa được thiết kế theo mẫu chung. Nội dung bài học bám sát SGK, sách GV. Ít khi dám thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS;

- PPDH máy móc, không linh hoạt (các bước lên lớp, thời gian, ...). Câu hỏi phát vấn thường đã có trước câu trả lời, ít có các phương án dự kiến tình huống xảy ra.

- Bài dạy minh hoạ do nhóm CBQL, GV trong tổ thiết kế. Khuyến khích linh hoạt sáng tạo, không phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong SGK, SGV.

- Nhóm có thể điều chỉnh nội dung, thời lượng, PPDH, KTDH, ... cho phù hợp với yêu cầu tiết dạy và đối tượng HS.

- GV dạy có thể kinh hoạt thay đổi hình thức, PPDH, KTDH, ... nếu xuất hiện tình huống xảy ra không đúng dự kiến.

 

3. Dạy minh họa

- Khi dạy minh họa, GV thường cố gắng làm “tròn vai” (dạy hết các kiến thức trong bài), tuân thủ thời gian, tập trung vào các HS khá giỏi (sợ cháy giáo án). Vì vậy, không báo quát lớp. Sau tiết dạy, GV không biết được suy nghĩ và cảm xúc của (từng nhóm) HS.

- Đa số các tiết dạy minh họa thường mang tính “biểu diễn - trình diễn”.

(- Để đối phó với việc đánh giá, xếp loại tiết dạy, mốt số GV đã “chuẩn bị trước”).

- Khuyến khích tự nguyện nhưng đảm bảo tính luân phiên.

- Thay mặt nhóm thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học.

- HS gặp khó khăn trong học tập được GV hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời.

- Không được “dạy trước” vì mục đích của sinh hoạt chuyên môn không phải dể đánh giá xếp loại tiết dạy mà chủ yếu là cùng nhau trải nghiệm và học tập từ thực tế.

4. Dự giờ

- Sự phân chia môn học và giảng dạy theo khối đã tạo ra sự ngăn cách giữa các GV, khó có thể cùng hành động hướng đến mục tiêu chung: giúp HS học tập.

- Mục đích cuối cùng của dự giờ là đánh giá, xếp loại tiết dạy. Vì vậy, người dự giờ thường tập trung mọi sự chú ý theo dõi GV dạy, ít chú ý đến người học (HS).

- Người dự giờ là GV các khối, các môn học để cùng chia sẻ kinh nghiệm dạy học dựa trên thực tế học tập của HS

- Bố trí số lượng vừa phải, đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phim ... những hành vi, tâm lí, thái độ của HS để có dữ liệu phân tích việc học tập của HS.

 

5. Phân tích tiết dạy minh họa

- Các ý kiến phân tích, nhận xét sau tiết dạy nhằm mục đích đánh giá xếp loại GV dạy. Thông thường người dự giờ sẽ dựa vào các tiêu chí đã quy định để nhận xét. Ý kiến nhận xét thường chung chung, ít có minh chứng từ việc học của HS.

- GV dạy minh họa thường chỉ biết lắng nghe một chiều từ các ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.

- Cuối cùng, người chủ trì chốt lại các ý kiến đóng góp và đưa ra quy trình chung để dạy một dạng bài và nêu ý kiến xếp loại chung tiết dạy.

- Không khí buổi sinh hoạt chuyên môn thường là nặng nề. Vì vây, GV không hứng thú khi tham dự buổi sinh hoạt chuyên môn. Nhưng người thiệt thòi nhất là các em HS.

- GV dạy minh họa chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những thay đổi, điều chỉnh, cách thức tiến hành, cảm nhận của mình qua quá trình dạy bài học.

- Người dự giờ đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến việc học của HS.

- Không đánh giá, xếp loại người dạy (nếu kết quả không như mong muốn) thì xem đó là bài học chung để mỗi GV tự rút kinh nghiệm.

- Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của GV, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người. Tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ HS.

 

6. Kết quả

a) Đối với học sinh.

- Kết quả học tập ít được cải thiện vì GV chưa quan tâm nhiều đến HS mà chỉ tập trung lo “biểu diễn”. Đặc biệt, những HS gặp khó khăn trong học tập thường bị GV “bỏ quên” trong tiết dạy.

- Một số tiết dạy minh họa được “chuẩn bị trước”, HS chủ yếu là “diễn viên” nên tiết dạy không đúng thực chất làm cho HS mệt mỏi, nhàm chán.

b) Đối với giáo viên.

- Bị “áp lực”, phải dạy để mọi người đánh giá năng lực của mình (không phải vì việc học của HS). Vì vậy, GV phải “bám sát” những quy định của tiết dạy, không dám thay đổi cách dạy, không dám sáng tạo.

- Nếu gặp phải những tình huống bất ngờ, GV thường lúng túng.

- Các PPDH mà GV sử dụng trong tiết dạy thường mang tính hình thức.

- Khi chia sẻ, phân tích tiết dạy (nếu có hạn chế), GV thường đổ lỗi cho HS hay những nguyên nhân khác. GV không thấy được nguyên nhân chính là từ GV..

- Việc “chuẩn bị trước” quá kỹ nên tiết dạy đôi khi quá “lý tưởng”. Người dự giờ không học hỏi được điều gì.

c) Đối với cán bộ quản lí.

- Áp đặt, máy móc, không dám và không tạo điều kiện để GV phát huy những ý tưởng sáng tạo.

- Ít quan tâm để hiểu biết những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của GV trong quá trình dạy học. Vì, vậy, GV thường ngại tâm sự, chia sẻ với CBQL.

- GV dạy phải thiết kế bài soạn theo mẫu chung, bám sát SGK, sách GV, ... Vì vậy, các GV thường chép (in) giáo án lẫn nhau. Khi có dự giờ thì chuẩn bị kỹ, luyện tập trước cho HS, nếu bị phê bình thì đổ lỗi cho HS. Do đó, CBQL không phát hiện được những điểm yếu, điểm mạnh của từng GV để hỗ trợ.

a) Đối với học sinh

- Kết quả của HS được cải thiện.

- HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có học sinh nào bị “bỏ quên”.

- Quan hệ giữa các HS trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.

 

 

 

b) Đối với giáo viên.

- Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời.

- Quan tâm đến những khó khăn của HS, đặc biệt là HS yếu, kém.

- Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

 

 

 

 

c) Đối với cán bộ quản lí.

- Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng GV.

- Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

- Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ.

d) Đối với nhà trường.

Tăng cường mối quan hệ học hỏi, lắng nghe, cộng tác, đồng thuận, chia sẻ, ... hướng đến mục tiêu chung. Từ đó, chất lượng được nâng lên.

 
Chúc hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường luôn phát huy tốt vai trò của mình, tích cực, định hướng tốt hơn nữa cho các thành viên trong tổ để chất lượng dạy và học của nhà trường từng bước được nâng cao xứng đáng với niềm tin của ban lãnh đạo các cấp và của nhân dân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải Cờ vua trường THCS Toàn Thắng! Gải Cờ vua được tổ chức giúp cho các em học sinh có thêm trải nghiệm, kinh nghiệm thi đấu. Giúp các em luôn tự tin và vững vàng hơn trên con đường học tậ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 51 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 23/11/2023 trường THCS Toàn Thắng tổ chức cuộc thi "Rung chuông vàng - Tiếng anh". Qua cuộc thi, các em đã được thể hiện những hiểu biết kiến thức qua câu hỏi Tiếng anh thú vị và bổ ích ... Cập nhật lúc : 8 giờ 1 phút - Ngày 29 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Trường THCS Toàn Thắng tổ chức kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11! Một ngày thật ý nghĩa! Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và nhiệt huyết trong sự nghiệp giáo dục! ... Cập nhật lúc : 9 giờ 51 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Đến hẹn lại lên Hội thi "Giai điệu tuổi hồng chào mừng này nhà giáo Việt Nam 20/11 đã trở thành truyền thống không thể thiếu của thầy và trò trường THCS Toàn Thắng. ... Cập nhật lúc : 8 giờ 7 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 11/11/2023 Trường THCS Toàn Thắng vinh dự đón các thầy cô về tham dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp THCS huyện Gia Lộc năm học 2023 - 2024! ... Cập nhật lúc : 7 giờ 50 phút - Ngày 22 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
“Thầy cô” hai tiếng thân thương gợi về hình bóng những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi con người. Và thầy cô cũng là người đưa đò cần mẫn, tận tụy, không quản gió mư ... Cập nhật lúc : 9 giờ 52 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
CHÚC MỪNG CÔ GIÁO VŨ THỊ THU HIỀN HOÀN THÀNH XUẤT SẮC PHẦN THỰC HÀNH THI GIẢNG TRONG HỘI THI GVG THCS HUYỆN GIA LỘC NĂM HỌC 2023-2024! Tham dự Hội thi Giáo viên dạy giỏi năm học 2023-2024 d ... Cập nhật lúc : 8 giờ 50 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hôm nay trường THCS Toàn Thắng tổ chức chương trình ngoại khóa với chủ đề "Xây dựng tình bạn đẹp,phòng chống bạo lực học đường" Chương trình "Xây dựng tình bạn đẹp, phòng chống bạo lực học ... Cập nhật lúc : 7 giờ 55 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Trân trọng cảm ơn nghĩa cử cao đẹp. Chia sẻ yêu thương! Trân trọng cảm ơn nghĩa cử cao đẹp. Chia sẻ yêu thương! Trân trọng cảm ơn nghĩa cử cao đẹp. Chia sẻ yêu thương! ... Cập nhật lúc : 7 giờ 49 phút - Ngày 7 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Hôm nay, ngày 30/10/ 2023 Trường THCS Toàn Thắng đã tổ chức ngoại khóa với chủ đề“ Quản lí cảm xúc- An toàn không gian mạng”👨‍💻📲🪩 Ngày nay, các mạng xã hội như: Facebook, zalo….đã phủ s ... Cập nhật lúc : 8 giờ 23 phút - Ngày 3 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516171819